Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư& XK sản phẩm

– Căn cứ Điều 70 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 quy định Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư & XK sản phẩm

“Điều 70.  Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư& XK sản phẩm

…2. Thủ tục hải quan xuất khẩu sản phẩm

a) Sản phẩm xuất khẩu được quản lý theo loại hình SXXK gồm:

a.1) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;

a.2) Sản phẩm được sản xuất do sự kết hợp từ các nguồn sau:

a.2.1) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình SXXK;

a.2.2) Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập khẩu kinh doanh;

a.2.3) Nguyên liệu, vật tư có nguồn gốc trong nước.

a.3) Sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu theo loại hình nhập kinh doanh với điều kiện thời gian nhập khẩu không quá 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hàng hóa nhập khẩu nguyên liệu, vật tư đến ngày đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu sản phẩm cuối cùng có sử dụng nguyên liệu, vật tư của tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

a.4) Sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu có thể do tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư sản xuất sản phẩm trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác xuất khẩu.

b) Hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này;

c) Chính sách thuế thực hiện theo quy định tại mục 4 Chương VII Thông tư này.”

Đối với DNCX nhập khẩu nguyên liệu theo loại hình A12 thuộc đối tượng miễn thuế nên doanh nghiệp vẫn phải thực hiện báo cáo quyết toán theo quy định tại điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đối với phần nguyên liệu nhập khẩu theo loại hình A12.

Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư& XK sản phẩm, Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư& XK sản phẩm, Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư& XK sản phẩm, Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư& XK sản phẩm, Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư& XK sản phẩm, Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư& XK sản phẩm, Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư& XK sản phẩm

– Căn cứ Khoản 3 Điều 60 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính quy định:

          “Điều 60. Báo cáo quyết toán

          3. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

a) Nộp báo cáo quyết toán

          a.1) Đối với tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu:

          Nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc tổng trị giá nhập – xuất – tồn kho nguyên liệu, vật tư, bán thành phẩm, sản phẩm hoàn chỉnh theo mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này cho cơ quan hải quan thông qua Hệ thống. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của tổ chức, cá nhân.

          Trường hợp tổ chức, cá nhân nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất ra sản phẩm sau đó bán sản phẩm cho tổ chức, cá nhân khác để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu và tổ chức, cá nhân xuất khẩu phải báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều này;…”.

Theo quy định trên, các đối tượng phải lập báo cáo quyết toán là doanh nghiệp thực hiện hoạt động nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu, doanh nghiệp thực hiện hoạt động gia công với thương nhân nước ngoài, DNCX. Công ty có nhập NPL để sản xuất hàng xuất khẩu thuộc trường hợp phải thực hiện báo cáo quyết toán theo quy định.

– Căn cứ hướng dẫn tại điểm 2.2 công văn số 1501/TCHQ-GSQL ngày 29/02/2016 của Tổng cục Hải quan quy định:

          “…2. Về số liệu thể hiện trên mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL ban hành kèm theo Thông tư số 38/2015/TT-BTC

2.1) Đối với loại hình gia công:

          – Đề nghị hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện việc lập sổ theo dõi nguyên liệu, vật tư và thành phẩm tương tự các tài khoản 152, 155 quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC; trường họp doanh nghiệp theo dõi hoạt động gia công theo trị giá thì cách thức lập báo cáo quyết toán thực hiện theo hướng dẫn tại điểm 2,2 dưới đây.

          Trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp theo dõi chi tiết theo lượng hàng hóa, không theo trị giá thì được kết xuất số liệu theo lượng để báo cáo. Biểu mẫu sử dụng để báo cáo quyết toán là biểu mẫu số 15/BCQT- NVL/GSQL trong đó số tiền được thay bằng số lượng và theo từng chủng loại nguyên vật liệu.

          2.2) Đối với loại hình SXXK:

          Số liệu thể hiện trên báo cáo quyết toán là số ỉiệu phản ánh trên hệ thống sổ kế toán theo các tài khoản tương ứng 152, 155 theo nguyên tắc tổng trị giá nhập-xuất-tồn kho nguyên liệu, vật tư và thành phẩm trong kỳ báo cáo; các tài khoản liên quan khác (như 151, 154, 621, 631, 632,…) doanh nghiệp có trách nhiệm xuất trình, giải trình khi cơ quan hải quan yêu cầu trong quá trình kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp.

          Số liệu trên mẫu số 15/BCQT-NVL/GSQL được thực hiện như sau:

          a) Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu:

          Số liệu nguyên liệu, vật tư nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu phát sinh trong kỳ gồm:

          – Trị giá tồn đầu kỳ (cột số 4) là tổng trị giá tồn kho cuối kỳ của nguyên vật liệu được chốt đến ngày kết thúc năm tài chính từ kỳ trước chuyển sang;

          – Trị giá nhập trong kỳ (cột số 5) là tổng trị giá nguyên vật liệu nhập kho trong kỳ, bao gồm: nhập khẩu từ nước ngoài, nhập khẩu từ khu phi thuế quan, nhập khẩu tại chỗ, nhập chuyển tiếp từ hợp đồng gia công khác sang, nhập khẩu từ nội địa (áp dụng cho DNCX).. .được kết xuất từ tài khoản 152.

          – Trị giá xuất trong kỳ (cột số 6) là tổng trị giá nguyên vật liệu xuất kho, bao gồm: xuất kho đế sản xuất, xuất kho đi gia công lại theo các đơn hàng, xuất bán nội địa sau khi chuyển mục đích sử dụng, xuất trả nguyên liệu, vật tư.. .được kết xuất từ tài khoản 152.

          Trị giá nguyên vật liệu phản ánh trên báo cáo quyết toán là giá gốc của nguyên vật liệu, bao gồm: giá mua ghi trên hóa đơn (tờ khai hải quan), thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT hàng nhập khẩu, thuế bảo vệ môi trường phải nộp (nếu có), chi phí vận chuyển, bốc xếp, bảo quản, phân loại, bảo hiểm,…nguyên vật liệu từ nơi mua về đến kho của doanh nghiệp, công tác phí của cán bộ thu mua, chi phí của bộ phận thu mua độc lập, các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến việc thu mua nguyên vật liệu và số hao hụt tự nhiên trong định mức (nếu có).

          Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ thì giá trị của nguyên vật liệu mua vào được phản ánh theo giá mua chưa có thuế GTGT. Nếu thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ thi giá trị của nguyên vật liệu mua vào bao gồm cả thuế GTGT.

          b) Đối với thành phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu:

          Số liệu các thành phẩm được sản xuất để xuất khẩu gồm:

          – Trị giá tồn đầu kỳ (cột số 4) là tổng trị giá tồn kho cuối kỳ của thành phẩm được chốt đến ngày kết thúc năm tài chính từ kỳ trước chuyển sang;

          – Trị giá nhập trong kỳ (cột số 5) là tổng trị giá thành phẩm được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu trong kỳ nhập kho (bao gồm cả thành phẩm nhận lại sau khi thuê gia công lại) được kết xuất từ tài khoản 155;

          – Trị giá xuất trong kỳ (cột số 6) là tống trị giá thành phẩm xuất kho, bao gồm: xuất ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan, xuất khẩu tại chỗ, xuất chuyến tiếp sang họp đồng gia công khác, xuất bán nội địa sau khi chuyển mục đích sử dụng được kết xuất từ tài khoản 155…”.

Cần thêm thông tin  quí khách hàng liên hệ trực tiếp với Vinalines Logistics  để được tư vấn về: Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư& XK sản phẩm

VINALINES LOGISTICS VIETNAM .,JSC
Add: Ocean Park Bld. 01 No. Dao Duy Anh, Ha Noi, Viet Nam
Tel: + 84 3577 2047/ 48     Fax: +84 3577 2046
Website: www.vinalineslogistics.com.vn
Contact:

Ms. Hà   : 0983.740.379 –  dvha@vinalineslogistics.com.vn
Ms. Nhàn   : 0911 030 666 –  vttnhan@vinalineslogistics.com.vn

Thủ tục NK nguyên liệu, vật tư& XK sản phẩm