Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.

Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định chi tiết về điều kiện công nhận, mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan.

1. Quy định cụ thể về kinh doanh hàng miễn thuế, kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, kho xăng dầu, kho hàng không kéo dài

Theo Nghị định 68 năm 2016, điều kiện để được cấp giấy chứng nhận kinh doanh hàng miễn thuế là:

– Vị trí cửa hàng được đặt tại khu vực cách ly cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt quốc tế, cảng biển loại 1; trong nội địa; trên chuyến bay quốc tế.

Kho chứa hàng miễn thuế được đặt cùng với cửa hàng miễn thuế hoặc trong khu vực cách ly, khu vực hạn chế hoặc thuộc địa bàn hoạt động hải quan ngoài cửa khẩu.

– Có phần mềm quản lý hàng hóa xuất, nhập, tồn trong cửa hàng; đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu.

– Có hệ thống camera theo quy định.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận theo hướng dẫn của Nghị định 68/NĐ-CP gồm:

+ Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế;

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (bản sao);

+ Sơ đồ thiết kế khu vực cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế (bản sao);

+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế (bản sao);

+ Mô tả phần mềm quản lý kinh doanh hàng miễn thuế;

+ Quy chế hoạt động;

+ Quy trình quản lý nội bộ của doanh nghiệp;

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy (bản sao).

Bên cạnh đó, trình tự cấp; việc tạm dừng kinh doanh, thu hồi giấy chứng nhận; mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu cửa hàng miễn thuế cũng được quy định cụ thể tại Nghị định 68.

Ngoài ra, Nghị định 68 năm 2016 còn hướng dẫn việc cấp, tạm dừng, chấm dứt hoạt động kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ, kho xăng dầu, kho hàng không kéo dài.

2. Địa điểm làm thủ tục, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan

Để được công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn thì phải đáp ứng các điều kiện sau:

– Diện tích tối thiểu từ 50.000 m2 trở lên;

– Có phần mềm quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn và đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ báo cáo, thống kê, lưu trữ;

– Có hệ thống camera giám sát.

Hồ sơ công nhận địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn quy định tại Nghị định số 68 của Chính phủ gồm:

+ Văn bản đề nghị công nhận;

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (01 bản sao);

+ Mô tả phần mềm quản lý địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn;

+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa điểm (bản sao);

+ Sơ đồ thiết kế khu vực địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn (bản sao);

+ Quy chế hoạt động;

+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy (bản sao).

Việc mở rộng, thu hẹp, di chuyển, chuyển quyền sở hữu, tạm dừng, chấm dứt hoạt động địa điểm làm thủ tục hải quan tại cảng cạn được hướng dẫn cụ thể tại Nghị định số 68/2016.

Nghị định còn hướng dẫn địa điểm tập kết, kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tập trung; địa điểm chuyển phát nhanh, hàng bưu chính.

Nghị định 68/2016/NĐ-CP có hiệu lực ngày 01/7/2016.

Bấm vào đây để xem: NĐ 682016NĐ_CP